Giới thiệu
Bộ máy tổ chức
các chuyên mục
TỔNG SỐ LƯỢT TRUY CẬP Tổng truy cập:Trong ngày: |
Đẩy mạnh phong trào hiến máu tình nguyện
“Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”, đó không chỉ là một thông điệp mà còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của việc hiến máu tình nguyện. Nghĩa cử cao đẹp ấy đang ngày một lan tỏa đến tất cả mọi người, tạo nên hiệu ứng rộng khắp trong toàn cộng đồng, mang lại hy vọng cho những người bệnh đang cần máu để tìm lại sự sống. Thành phố Đồng Hới tổ chức hiến máu tình nguyện hưởng ứng Thư kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hiến máu tình nguyện là hoạt động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, được triển khai sâu rộng và hiệu quả trong cán bộ, công nhân viên chức lao động, sinh viên và các tầng lớp nhân dân. Trong những năm đầu sau khi thành lập Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh năm 2004, công tác vận động hiến máu tình nguyện còn gặp nhiều khó khăn, toàn tỉnh mới chỉ tiếp nhận từ 180-200 đơn vị máu/năm. Đến năm 2010, phong trào HMTN trên địa bàn tỉnh mới thực sự phát triển khi 8/8 huyện, thị xã, thành phố đều thành lập ban chỉ đạo vận động HMTN. Các hoạt động hiến máu diễn ra thường xuyên và liên tục hơn, ngày càng thu hút sự tham gia của đông đảo người dân. Tính đến năm 2019, toàn tỉnh đã tổ chức 40 cuộc hiến máu và thu nhận được 12.284 đơn vị máu, gấp 10 lần so với những năm đầu phát động phong trào. Kết quả đó thể hiện nỗ lực trong công tác tổ chức, vận động, tuyên truyền của Ban Chỉ đạo vận động HMTN tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố, đặc biệt là vai trò cơ quan thường trực của Hội chữ thập đỏ các cấp. Trong những năm qua, công tác tuyên truyền vận động hiến máu tình nguyện trên địa bàn tỉnh luôn được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện các cấp đã được kiện toàn, củng cố, các ban, ngành, đoàn thể có sự phối hợp và triển khai đồng bộ. Hội Chữ thập đỏ các cấp đã tham mưu cho Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện làm tốt công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, giá trị nhân văn của việc hiến máu tình nguyện bằng nhiều hình thức như treo băng rôn, áp phích, phát tờ rơi, tuyên truyền vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên báo chí, trang Website và các trang mạng xã hội... để mọi người dân hiểu đúng, đủ về việc hiến máu cứu người, từ đó tự giác vận động người thân, bạn bè, gia đình, dòng họ cùng tham gia hiến máu tình nguyện. Đồng thời chú trọng phát triển nguồn hiến máu dự bị, như thành lập các câu lạc bộ ngân hàng máu sống, góp phần tích cực khắc phục tình trạng thiếu máu tại chỗ cho cấp cứu và điều trị người bệnh, (toàn tỉnh có 13 Câu lạc bộ vẫn duy trì và hoạt động có hiệu quả, gồm: 5 Câu lạc bộ hiến máu dự bị với 315 thành viên; 01 Câu lạc bộ nhóm máu hiếm với 45 thành viên; 7 Câu lạc bộ vận động hiến máu tình nguyện với 427 thành viên. Tổng số thành viên các loại hình Câu lạc bộ là 772 thành viên). Do vậy, công tác tuyên truyền vận động hiến máu tình nguyện của tỉnh luôn thu được kết quả tốt. Số lượng người tham gia hiến máu và số lượng máu tiếp nhận được tăng dần qua các năm. Trong giai đoạn từ năm 2015 đến 6 tháng đầu năm 2020, toàn tỉnh đã đã tiếp nhận được 56.800 đơn vị máu, đáp ứng cơ bản nhu cầu máu cho điều trị và cấp cứu tại các bệnh viện.
Khen thưởng các cá nhân có thành tích HMTN 10 lần Song song với công tác tuyên truyền vận động, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh đã kịp thời tôn vinh, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào hiến máu tình nguyện, (từ năm 2015- 2020 có 323 cá nhân; 65 tập thể và 7 gia đình được tôn vinh, khen thưởng) do đó đã động viên, khích lệ kịp thời, góp phần giúp phong trào hiến máu tình nguyện của tỉnh phát triển rộng khắp tới cộng đồng. Để phong trào hiến máu tình nguyện tiếp tục phát triển bền vững trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh tiếp tục chú trọng kiện toàn, duy trì tốt các hoạt động và phát triển mạng lưới tuyên truyền viên, tình nguyện viên hiến máu tình nguyện. Phát huy vai trò tham mưu tích cực của các thành viên Ban Chỉ đạo; xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch tổ chức tuyên truyền vận động ngay từ tháng đầu năm. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhằm nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc hiến máu tình nguyện trong các cơ quan, đơn vị đặc biệt trong trong các lực lượng vũ trang, cán bộ trong các cơ quan hành chính và toàn thể các tầng lớp nhân dân; tổ chức tốt các lớp tập huấn đào tạo cho cán bộ hội viên, tình nguyện viên hiến máu tình nguyện.Thực hiện tốt Quy Chế công tác tôn vinh, khen thưởng, biểu dương các tập thể và cá nhân xuất sắc trong phong trào hiến máu tình nguyện. Phong trào hiến máu tình nguyện đến nay đã trở thành một hoạt động thường xuyên trên địa bàn tỉnh, không chỉ phát huy truyền thống “tương thân, tương ái” của dân tộc Việt Nam, mà còn thể hiện sự hiểu biết, trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng. Hành động tốt đẹp này đang ngày càng lan tỏa trong toàn xã hội, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, mang đến niềm hy vọng cho những hoàn cảnh kém may mắn có thêm cơ hội được sống từ những giọt máu nghĩa tình. Hồng Lợi (Ban CSSK-HMTN)
Các tin đã đăng
|