Thăm dò ý kiến
  • Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?   Phong phú đa dạng
      Dễ sử dụng
      Hữu ích
TỔNG SỐ LƯỢT TRUY CẬP
 Bản in     Gởi bài viết  
Vận động nguồn lực - Đòn bẩy giúp hoạt động nhân đạo đi vào chiều sâu 
 
Để hoạt động nhân đạo đạt hiệu quả, tổ chức Hội đã tích cực vận động các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm và các tầng lớp nhân dân tham gia hoạt động nhân đạo do Hội tổ chức.
 Vận động nguồn lực dựa vào số đông: Theo phương thức này, trong các năm từ 2013-2018 đến nay, Trung ương Hội và nhiều tỉnh, thành Hội đã phát huy tối đa sức mạnh nội lực của hệ thống tổ chức Hội thông qua vận động đóng góp của hội viên, cán bộ Hội nhằm tạo nguồn quỹ để triển khai xây dựng các công trình nhân đạo cấp toàn quốc và cấp tỉnh (tiêu biểu là vận động xây dựng Trung tâm Điều dưỡng và Sơ cấp cứu Chữ thập đỏ tại Sầm Sơn - Thanh Hóa với tổng kinh phí đạt trên 20 tỷ đồng; công trình nhân đạo kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Hội gồm xây tặng 70 ngôi nhà Chữ thập đỏ, 70 con bò, 70 bể nước cho đồng bào nghèo huyện Vị Xuyên - Hà Giang...với tổng trị giá trên 4 tỷ đồng).
ctd
Phối hợp với Cổng thông tin nhân đạo quốc gia 1400 phát động nhắn tin ủng hộ đồng bào miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ khắc phục hậu quả thiên tai năm 2018. Ảnh: PLan

 

Trung ương Hội đã phối hợp với Bộ thông tin và Truyền thông, Cổng thông tin nhân đạo quốc gia 1400 triển khai vận động gây quỹ, đã triển khai 48 chương trình nhắn tin (tính từ 2010 đến nay) với tổng kinh phí thu được là 89.6 tỷ đồng, góp phần trợ giúp thiết thực cho những người dễ bị tổn thương.

Vận động quỹ thông qua ký kết và thực hiện các chương trình phối hợp, nghị quyết liên tịch với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong hoạt động nhân đạo: Trong giai đoạn 2013-2018, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động trong lĩnh vực nhân đạo với hơn 30 cơ quan, tổ chức, góp phần vận động chính sách, vận động nguồn lực, nâng cao vị thế của tổ chức Hội và hiệu quả trợ giúp những người có hoàn cảnh khó khăn.

9
Lễ ký kết hợp tác giữa Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Công ty FrieslandCampina Việt Nam.

 

Thông qua chương trình phối hợp, một số tổ chức, như: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Công ty Coca-cola Việt Nam, Công ty Friestland Campina ... đã ủng hộ nguồn lực đáng kể cho hoạt động nhân đạo.

Thông qua chương trình phối hợp, một số đơn vị truyền thông, như: Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Đài truyền hình kỹ thuật số VTC,  Công ty CP truyền thông Latsta đã tích cực truyền thông vận động nguồn lực, đồng thời trực tiếp tiếp nhận nguồn lực cho các hoạt động nhân đạo của Hội. Một số báo chí khác, như: Báo Tuổi trẻ, Báo Thanh niên, Báo Lao động, Báo Tiền Phong... cũng đã bảo trợ thông tin, tham gia vận động nguồn lực trong một số chiến dịch nhân đạo lớn do Hội tổ chức.

Tiếp tục duy trì và phát triển mô hình Ban bảo trợ hoặc Hội đồng bảo trợ hoạt động chữ thập đỏ: Hội đồng Bảo trợ hoạt động Chữ thập đỏ thuộc Trung ương Hội được thành lập từ năm 2009, kiện toàn lại vào năm 2017; đã đóng góp cho các hoạt động nhân đạo do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức với tổng giá trị 46,6 tỷ đồng.

hoi-dong-bao-tro-ctd
Ra mắt Hội đồng bảo trợ hoạt động Chữ thập đỏ năm 2017.

 

Tại lễ ra mắt năm 2017, các thành viên Hội đồng và doanh nghiệp đã cam kết hỗ trợ các hoạt động nhân đạo của Hội tổng trị giá 16 tỷ 850 triệu đồng. Tại địa phương, các tỉnh, thành Hội chủ động vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, những người có uy tín tại cộng đồng tham gia vào Hội đồng bảo trợ hoạt động Chữ thập đỏ, gắn kết, trợ giúp những địa chỉ nhân đạo cụ thể, tạo thêm nguồn lực cho hoạt động nhân đạo.

Bên cạnh đó, Hội cũng chú trọng tổ chức các sự kiện truyền thông gây quỹ (Trung ương Hội, Hội Chữ thập đỏ TP. Hồ Chí Minh, Nghệ An, Bình Dương, Thanh Hóa, Hà Nam, Bà Rịa-Vũng Tàu...), hoạt động đi bộ đồng hành vì nạn nhân chất độc da cam (TP. Hồ Chí Minh), tổ chức nhắn tin ủng hộ các đối tượng hoặc địa bàn, sự việc cụ thể...

Vận động nguồn lực ngoài nước: chủ yếu diễn ra ở cấp Trung ương và một số tỉnh, thành Hội (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, một số tỉnh Nam Trung bộ, đồng bằng Sông Cửu long, miền Đông Nam bộ...).

Trong giai đoạn 2013-2018, Trung ương Hội đã tiếp nhận và triển khai trung bình trên dưới 15 dự án/năm do các đối tác quốc tế tài trợ với tổng kinh phí giải ngân tính đến tháng 6 năm 2018 đạt hơn: 510 tỷ đồng, trong đó hơn 329 tỷ đồng (chiếm 64,42%) thuộc lĩnh vực phòng ngừa, ứng phó thảm họa, cứu trợ khẩn cấp, giảm thiểu rủi ro thảm họa và thích ứng với biến đổi khí hậu; hơn 38 tỷ đồng (chiếm 11,5%) cho lĩnh vực nâng cao năng lực, xây dựng quỹ, tuyên truyền hình ảnh và giá trị nhân đạo; hơn 80 tỷ đồng (15,74%) cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, nước sạch vệ sinh môi trường.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong vận động nguồn lực: Trong thời gian vừa qua, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin và mạng xã hội trong hoạt động nhân đạo nói chung, trong vận động nguồn lực nói riêng, đã triển khai áp dụng các phần mềm về bản đồ (như: Phần mềm tự do về hệ thống thông tin địa lý - QGIS, Phần mềm bản đồ đường phố mở - OSM).

ctd
Trung ương Hội CTĐ Việt Nam phối hợp với Công ty Microsoft, Công ty cổ phần công nghệ Viking tổ chức Hội nghị tổng kết dự án 'Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro thảm họa tại Việt Nam' và tập huấn nâng cao cho đội ứng phó thảm họa T.Ư Hội.

Năm 2018, với sự hỗ trợ từ Công ty Microsoft Việt Nam, Hội đã xây dựng phần mềm đánh giá thiệt hại và nhu cầu sau thiên tai, thảm hoạ (lần đầu tiên triển khai tại Việt Nam) tạo điều kiện cho việc triển khai các hoạt động đánh giá thiệt hại và nhu cầu sau thiên tai và quản lý các đội ứng phó thiên tai, thảm họa đạt hiệu quả cao.

Hội Chữ thập đỏ Mỹ hiện đang hỗ trợ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam xây dựng phần mềm quản lý Navision về quản lý tổ chức nhân sự, quản lý tình nguyện viên và ngân hàng địa chỉ nhân đạo

(Theo cổng thông tin Hội CTĐ Việt Nam)

[Trở về]