Thăm dò ý kiến
  • Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?   Phong phú đa dạng
      Dễ sử dụng
      Hữu ích
TỔNG SỐ LƯỢT TRUY CẬP
 Bản in     Gởi bài viết  
Những cảnh đời thương tâm sau cơn lũ lịch sử 
 Vất vả mưu sinh cả chục năm trời mới cất nổi căn nhà để làm nơi trú ngụ. Nghèo "rớt mồng tơi" đến nỗi Nhà nước phải hỗ trợ làm nhà ở. Nhưng niềm vui có căn nhà kiên cố để ở chưa được bao lâu thì chỉ trong chốc lát, trận lũ kinh hoàng đã cuốn phăng đi tất cả. Và giờ đây, họ đang phải sống cảnh "màn trời chiếu đất", "ăn nhờ ở đậu".
 "Nhà sập, đồ đạc, sách vở trôi hết rồi chú ơi!"

Đó là hoàn cảnh tội nghiệp của gia đình anh Phan Đình Du và chị Nguyễn Thị Thành ở thôn Xuân Canh, xã Thuận Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Lũ vừa rút, chúng tôi đã có mặt tại thôn Xuân Canh và xót xa khi chứng kiến hình ảnh tan hoang của một vùng quê nghèo ven sông sau cơn lũ dữ. Nhiều nhà cửa bị hư hỏng nặng, cây cối, hoa màu xác xơ, trong đó có hai căn nhà bị nước lũ làm đổ sập tan tành.


Hai gia đình tan hoang sau trận lũ kinh hoàng (Thực hiện: Tiến Thành - Đặng Tài)
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Xuân Các, Phó Chủ tịch UBND xã Thuận Hóa cho biết, trong đợt lũ vừa qua toàn xã có hơn 300 hộ bị ngập sâu trong nước, nhiều căn nhà bị như hỏng nặng, thiệt hại về tài sản là rất lớn, trong đó có 2 ngôi nhà đã bị đổ sập.

“Đây là những gia đình có hoàn cảnh rất khó khăn, khó mà sớm xây dựng lại được nhà cửa để ổn định cuộc sống, gia đình anh Du giờ đang phải dựng tạm nhà bếp để che mưa, che nắng. Còn gia đình chị Thành là một hộ nghèo của xã, chồng mất sớm, một mình chị nuôi hai đứa con ăn học, con gái chị Thành đang học lớp 10 đứng trước nguy cơ phải nghỉ học vì gia đình không đủ điều kiện. Là một xã nghèo nên cũng không hỗ trợ được gì cho các gia đình này, cũng chỉ biết mong vào các tổ chức thiện nguyện, các nhà hảo tâm chung tay giúp đỡ thôi”, ông Các chia sẻ.


Con đường dẫn vào xã Thuận Hoá bị lũ xé toang (Ảnh: Tiến Thành)
Chúng tôi đến thăm gia đình chị Nguyễn Thị Thành (SN 1973), ở thôn Xuân Canh một ngày sau lũ, gia đình chị Thành là một hộ nghèo của thôn, chồng mất sớm để lại chị một mình nuôi hai con ăn học. Cuộc sống khó khăn, chị là một trong 19 hộ dân được nhà nước hỗ trợ xây nhà chống lũ. Thế nhưng, trận lũ kinh hoàng vừa qua đã làm căn nhà này bị sụt lún nền móng, tường nhà đổ nứt, cả căn nhà bị nghiêng, hư hỏng hoàn toàn, mẹ con chị hoàn toàn trắng tay, không nơi ở, không tài sản, cuộc sống mịt mờ hiện hữu trước mắt người phụ nữ bất hạnh Nguyễn Thị Thành.

Xót xa trước số phận bĩ cực của con, ông Nguyễn Ngọc Châu, bố ruột chị Thành nói: “Nước lũ kéo về nhanh khiến tôi rất lo lắng, bởi thế tôi đã đưa hai mẹ con Thành về nhà mình tránh lũ, còn căn nhà của nó thì bị nước lũ nhấn chìm, bao nhiêu đồ đạc, tài sản, sách vở của cháu đã bị nước lũ cuốn đi hết rồi. Cảnh mẹ góa con côi, giờ nhà cửa tan hoang, không biết rồi đây tương lai 3 mẹ con nó sẽ đi về mô nữa".


Cơn lũ đã khiến căn nhà của chị Thành hư hỏng nặng, nghiêng về một bên không thể sử dụng được nữa. (Ảnh Tiến Thành)
Chồng chị Thành mất đã hơn 10 năm, để lại hai đứa con cho chị nuôi nấng, đứa con trai lớn là Mai Văn Hoàng (SN 1997), vì không có điều kiện nên sau khi học xong lớp 12, em phải đi làm thuê phụ giúp mẹ, nuôi em. Người con thứ hai là Mai Thị Thúy Nga (SN 2001), đang là học sinh lớp 10, Trường THPT Tuyên Hóa. Cơn lũ vừa qua đã cuốn đi toàn bộ sách vở, đồ dùng học tập lẫn quần áo của em, gia đình đã khó khăn nay còn khốn khó gấp bội lần, em đang đứng trước nguy cơ phải nghỉ học giữa chừng khi giấc mơ trường lớp còn dang dở.

“Giờ gia đình cháu chẳng còn chi cả, lũ cuốn đi hết rồi, hôm trước cháu xin mẹ và ông cho nghỉ học đi làm thuê nhưng ông không cho, ông nói sẽ cố gắng cho cháu học, bố cháu mất sớm nên giờ 3 mẹ con chỉ biết dựa vào ông ngoại thôi, nhưng cháu biết ông cũng khó khăn lắm, mẹ cháu thì không có gì. Mấy hôm nay đi học cháu cũng không có sách vở, cô giáo phải mượn sách ở trường cho cháu học”, cô bé Nga buồn tủi.

Cũng có cùng cạnh ngộ với gia đình chị Thành, trận lũ kinh hoàng cũng đã khiến căn nhà của gia đình anh Nguyễn Đình Du (SN 1964), trú tại thôn Xuân Canh, xã Thuận Hóa giờ chỉ còn lại một đống đổ nát bên cạnh một hố sâu do cơn lũ để lại.



Lũ đã khiến căn nhà của anh Du đổ sập hoàn toàn, bao nhiêu tài sản cũng bị lũ cuốn trôi và hư hỏng hết (Ảnh: Tiến Thành)
Đang cố gắng phơi lại một số ngô ít ỏi còn sót lại để có bữa ăn qua ngày cho cả gia đình, anh Du buồn bã: “Gia đình tôi thuộc diện khó khăn, cũng vì nghèo mới không có tiền cho con ăn học nên mấy đứa đều bỏ học sớm để đi làm thuê, cố gắng tích góp các chục năm trời vợ chồng mới làm được căn nhà nho nhỏ để có nơi trú ngụ. Nào ngờ lũ đổ về khiếp quá, chúng tôi chỉ kịp chạy thoát thân, còn nhà cửa đổ sập, tài sản mất hết, trắng tay rồi, sắp tới không sẽ sống như răng nữa”.


Lũ đi qua, gia đình anh Du đành phải cố gắng dựng lại căn nhà bếp làm nơi ở tạm (Ảnh: Đặng Tài)
Lũ đi qua, gia đình anh Du đành phải cố gắng dựng lại căn nhà bếp làm nơi ở tạm (Ảnh: Đặng Tài)
Lũ đi qua, gia đình anh Du đành phải cố gắng dựng lại căn nhà bếp làm nơi ở tạm, và cũng nơi sinh hoạt hằng ngày cho cả gia đình. Bao lo lắng về miếng cơm, manh áo, cảnh rét mướt đang hằn sâu lên trong ánh mắt của các thành viên trong gia đình nghèo khó này. Họ lo lắng vì biết mình hiện tại thiếu thốn trăm bề, chẳng còn gì đáng giá ngoài chiếc giường xiêu vẹo trong căn nhà tạm và chiếc võng còn ướt nước.

Nghe chia sẻ của cô bé Nga, và nhớ lại khuôn mặt buồn bã của anh Du khi “còng lưng” mưu sinh nhiều năm trời mới cất nổi căn nhà để làm nơi trú mưa, tránh nắng nay đã tan hoang theo lũ, mắt tôi cứ cay cay. Không biết rồi đây, cuộc sống, tương lai của họ sẽ ra sao nếu không có sự chung tay giúp đỡ kịp thời của cộng đồng xã hội?. Một câu hỏi khiến tôi cứ day dứt mãi trên suốt chặng đường về.

Gia cảnh nghèo khó của người đang ông tử nạn vì cứu người trong lũ

Chia tay xã nghèo Thuận Hóa, chúng tôi tìm về xã Hóa Hợp, huyện Minh Hóa để thăm hỏi, chia sẻ cùng gia đình của anh Đinh Văn Thưởng (SN 1981), người đàn ông đã không may gặp nạn khi cố gắng đưa một sản phụ đang chuyển dạ tại xã Dân Hóa nhập viện cấp cứu trong cơn lũ.

Anh Thưởng ra đi để lại bao tiếc thương và nể phục của người dân xã Hóa Hợp và dân Hóa vì hành động dũng cảm.(Ảnh Đặng Tài)
Anh Thưởng ra đi để lại bao tiếc thương và nể phục của người dân xã Hóa Hợp và dân Hóa vì hành động dũng cảm.(Ảnh Đặng Tài)
Là người xã Hóa Hợp nhưng nhiều năm nay, anh Thưởng đến xã Dân Hóa để làm thuê kiếm sống và nuôi gia đình. Vào ngày 14/10 vừa qua, chị Đinh Thị Thành tại bản Ka Ai, xã Dân Hóa vì trở dạ đau quằn quại, cần phải đưa đến bệnh viện để mổ sinh con khẩn cấp.Trong lúc đó, chồng chị đang đi làm ăn xa, cha mẹ cũng đã già yếu, không thể đưa chị vượt lũ để sinh con được, nên người nhà chị Thành đã nhờ anh Thưởng giúp đỡ.

Dù nước lũ đang dâng cao, anh Thưởng vẫn không ngần ngại, nhanh chóng đến giúp đỡ. Thế nhưng khi đang ôm phao, cầm dây thừng cố gắng bơi qua néo dây để chị Thành qua khe Ka Ai được an toàn hơn, thì anh gặp con nước xoáy, đuối sức và ra đi mãi mãi.Sau 3 ngày, thi thể anh đã được người dân và các lực lượng tìm kiếm phát hiện cách chỗ bị nạn khoảng 5km.


Gia đình anh Thưởng thuộc diện hộ nghèo lâu năm của xã, bố anh đã qua đời sau một cơn bạo bệnh cách đây gần chục năm. Mẹ anh là bà Đinh Thị Thêm, năm nay gần 60 tuổi, bà có 5 người con nhưng đã mất 2 người, 30 năm nay bà mắc bệnh tâm thần, nay lại bị tai biến, nằm một chỗ, không biết gì cả, thế nên anh Thưởng đã phải nghỉ học sớm, đi làm mướn mưu sinh từ năm 14 tuổi để chăm lo cho mẹ và hai đứa em ruột của mình. Khi anh chuẩn bị lập gia đình thì tai họa đã ập xuống.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Đinh Minh Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện Minh Hóa cho biết: “Hoàn cảnh của gia đình anh Thưởng rất khó khăn, cha mất sớm, mẹ bị tâm thần nhiều năm nay, anh phải làm đi làm thuê từ năm 14 tuổi để nuôi gia đình. Giờ anh không may lại gặp nạn khi cứu người trong lũ, cũng mong các tổ chức hảo tâm sẽ chung tay chia sẻ những mất mát của gia đình, hỗ trợ phần nào đó để gia đình có thể hoàn thành tâm nguyện chăm sóc mẹ mà anh Thưởng còn dang dở”.


Sự ra đi vì hành động cứu người vô cùng dũng cảm của anh Thưởng đã để lại muôn vàn xót xa cũng như nể phục của người dân xã Dân Hóa và xã Hóa Hợp. Với họ, anh thực sự là một người hùng. Anh đột ngột ra đi khi bao tâm nguyện còn ở lại, ước muốn chăm sóc mẹ già cũng chưa trọn vẹn, anh đành gửi gắm lại cho người em trai.

Chia tay gia đình anh Thưởng, bước chân chúng tôi dường như nặng trĩu, tôi day dứt mãi hình ảnh người mẹ già bị tâm thần với ánh mắt xa xăm vẫn không biết được đứa con trai tuyệt vời của mẹ đã mãi mãi ra đi! Có nỗi đau nào lớn hơn thế!

Mọi đóng góp hảo tâm cho các gia đình xin gửi về:

1. Gia đình chị Nguyễn Thị Thành, thôn Xuân Canh xã Thuận Hóa, huyện Tuyên Hóa Tỉnh Quảng Bình.

SĐT: 0169.356.8825 (Chị Thành)

+ Gia đình anh Nguyễn Đình Du, thôn Xuân Canh xã Thuận Hóa, huyện Tuyên Hóa Tỉnh Quảng Bình.

SĐT: 0964.050.792. (Anh Du)

+ Gia đình anh Đinh Thanh Gia, thôn Lâm Hóa, xã Hóa Hợp, huyện Minh Hóa. (Em trai nạn nhân Đinh Văn Thưởng)

mua kính cường lực - kính cường lực - giá kính cường lực - kính cường lực hà nội - kính cường lực tại hà nội - kính cường lực ở hà nội - kính cường lực giá rẻ nhất hà nội - đại lý kính cường lực - đại lý kính cường lực tại hà nội báo giá kính cường lực hà nội cung cấp kính cường lực giá kính cường lực hà nội làm kính cường lực làm kính cường lực hà nội làm kính cường lực giá rẻ phân phối kính cường lực kính cường lực giá rẻ

(Theo dantri.com

[Trở về]