Ý nghĩa nhân văn từ một Phong trào
Đến nay, Phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” đã được triển khai sâu rộng, trở thành hoạt động truyền thống, đạt kết quả thiết thực, lôi cuốn sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân, trở thành Phong trào của toàn dân mỗi khi Tết đến Xuân về, được các cấp uỷ đảng, chính quyền, nhân dân ghi nhận và đánh giá cao.
Tết Nguyên Đán là dịp để các gia đình đoàn viên, cùng thăm hỏi người thân, thờ cúng tổ tiên và chúc nhau những điều tốt đẹp nhất. Những việc chuẩn bị cho ngày Tết tưởng chừng đơn giản nhưng đối với người nghèo, đồng bào vùng sâu, vùng xa thì thật sự khó khăn khi không có sự chung tay sẻ chia của toàn xã hội.
Từ nhu cầu của thực tiễn, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (tháng 12/1999), Ban Chấp hành Trung ương Hội đã phát động Phong trào "Tết vì người nghèo". Lúc đầu, do nguồn quỹ hạn hẹp và có nhiều đối tượng là nạn nhân chất độc da cam nên nguồn quỹ cho Phong trào này được chi thêm từ Quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam. Vì vậy, về sau này, tên của Phong trào được hoàn chỉnh lại là "Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam". Đến nay, Phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” đã được triển khai sâu rộng, trở thành hoạt động truyền thống, đạt kết quả thiết thực, lôi cuốn sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân, trở thành Phong trào của toàn dân mỗi khi Tết đến Xuân về, được các cấp uỷ đảng, chính quyền, nhân dân ghi nhận và đánh giá cao. Đối với Quảng Bình, là địa bàn thường xuyên chịu tác động của nhiều loại hình thiên tai, bên cạnh đó, di chứng của chiến tranh để lại còn hết sức nặng nề, người nghèo và nạn nhân chất độc da cam có số lượng lớn nên việc thực hiện Phong trào càng có ý nghĩa thiết thực và mang đậm tính nhân văn. Hội CTĐ tỉnh phối hợp với Bộ đội Biên phòng trao quà cho ngư dân nghèo Trao quà cho đồng bào dân tộc Arem tại xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch |