GIỚI THIỆU CHUNG 

I. LỊCH SỬ TỔ CHỨC:

Hội Chữ thập đỏ Quảng Bình được thành lập vào ngày 27/10/1989 tại Quyết định số 339/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Quảng Bình.

 


                          - Địa chỉ: Số 22 - đường Phong Nha - thành phố Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình.

                         - Email: Hoictdqb@yahoo.com.vn.- Website: HTTP://HOICHUTHAPDOQUANGBINH.GOV.VN


            II. LÃNH ĐẠO TỈNH HỘI QUA CÁC THỜI KỲ:
               1. Ban Chấp hành lâm thời(1989-1991):
               - Chủ tịch: Đ/c Võ Phú - Giám đốc Sở Y tế, kiêm chủ tịch.

               - P. Chủ tịch Thường trực: Đ/c Lưu Hữu Tùng.

              - P. Chủ tịch kiêm nhiệm:   Đ/c Nguyễn Văn Hồng-P. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

              2. Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 1991-1996:

               - Chủ tịch: Đ/c Hà Thị Riên.
              - P. Chủ tịch kiêm nhiệm: + Đ/c Nguyễn Văn Hồng-P. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
                                                       + Đ/c Dương Viết Họa-P. Giám đốc Sở Y tế.

 

               - Ủy viên Thường vụ, UVTK: Đ/c Hoàng Đức Thành.

               3. Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 1996-2001: 

               - Chủ tịch Danh dự: Đ/c Trần Hòa-Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy.
               - Chủ tịch: Đ/c Hà Thị Riên.

 

              - P. Chủ tịch Thường trực: Đ/c Hoàng Thị Tóc Tiên.

 

             - P. Chủ tịch kiêm nhiệm:
                                        + Đ/c Nguyễn Văn Hồng- Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

 

               - Ủy viên Thường vụ, UVTK: Đ/c Cao Quang Cảnhr
               4. Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2001-2006:

 

               - Chủ tịch Danh dự: Đ/c Trần Hòa-Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy.

 

               - Chủ tịch: Đ/c Hoàng Thị Tóc Tiên.

 

               - P. Chủ tịch Thường trực: Đ/c Lê Minh Tuyên.

 

               - P. Chủ tịch kiêm nhiệm: + Đ/c Trương Vĩnh Diên-P. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

 

               - Ủy viên Thường vụ, UVTK: Đ/c Cao Quang Cảnh.
 

 

                5. Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2006-2011:

 

                - Chủ tịch Danh dự: Đ/c Phan Lâm Phương-P. Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

 

               - Chủ tịch: Đ/c Lê Minh Tuyên.

 

               - P. Chủ tịch: + Đ/c Cao Quang Cảnh.

                     + Đ/c Hoàng Thị Ngân Hương.(từ tháng 3 đến tháng 11/2009)
                     + Đ/c Phan Văn Cầu.(Từ tháng 3/2010)
- Ủy viên Thường trực: Đ/c Trần Duy Tường.
 
6. Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2011-2016:
- Chủ tịch Danh dự: Đ/c Nguyễn Hữu Hoài-P. Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
- Chủ tịch: Đ/c Cao Quang Cảnh.
- P. Chủ tịch: + Đ/c Phan Văn Cầu.
                     + Đ/c Đào Hữu Tuấn.
- Ủy viên Thường trực: Đ/c Trần Duy Tường.
7. Đại hội lần thứ VI, nhiệm kỳ 2016-2021:
- Chủ tịch Danh dự: Đ/c Trần Công Thuật - P. Bí thư Thường trực tỉnh ủy - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình.
- Chủ tịch: Đ/c Cao Quang Cảnh ( Mất năm 2019).
- Chủ tịch: Phan Văn Cầu (Quyết định bổ nhiệm Ngày 13 tháng 01 năm 2020 của Ban Thường vụ Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam)
- P. Chủ tịch: + Đ/c Phan Văn Cầu (Đến tháng 12 năm 2019).
                     + Đ/c Đào Hữu Tuấn.
                     + Đ/c Nguyễn Thị Minh (Từ tháng 8 năm 2017)
8. Đại hội lần thứ VII, nhiệm kỳ 2021-2026:
- Chủ tịch danh dự: Đ/c Trần Hải Châu - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Chủ tịch: Đ/c Phan Văn Cầu.
- Phó Chủ tịch: + Đ/c Đào Hữu Tuấn - Phó Chủ tịch Thường trực.
                         + Đ/c Nguyễn Thị Minh.
 II. TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ:
2.1. Tôn chỉ, mục đích của Hội:
- Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là một tổ chức xã hội nhân đạo của quần chúng. Hội tập hợp mọi người Việt Nam, không phân biệt thành phần dân tộc, tôn giáo, nam nữ để làm công tác nhân đạo.
Hội vận động các cá nhân, tổ chức cùng tham gia các phong trào tương thân, tương ái, hoạt động nhân đạo phát triển, nâng cao tình nhân ái, phục vụ đời sống, sức khoẻ nhân dân trong đó ưu tiên những người khó khăn nhất.
- Mục đích cao cả của Hội là nhân đạo, hoà bình, hữu nghị, góp phần thực hiện, mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi niềm đỏ quốc tế.
- Hội hoạt động trong phạm vi cả nước, theo Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo Điều lệ Hội và 7 nguyên tắc cơ bản của phong trào Chữ thập đỏ quốc tế: Nhân đạo, Vô tư, Trung lập, Độc lập, Tự nguyện, Thống nhất, Toàn cầu.
- Hội hoạt động trong lĩnh vực nào thì chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực đó.
2.2. Nhiệm vụ của Hội
- Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ, tình nguyện viên Chữ thập đỏ và các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước tham gia các hoạt động nhân đạo của Hội, các chương trình nhân đạo xã hội của Nhà nước, trong các lĩnh vực: cứu trợ nhân đạo, phòng ngừa và ứng phó thảm hoạ: chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân thiên tai, nạn nhân chiến tranh, những người khuyết tật, trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa; tìm kiếm tin tức thân nhân và gia đình mất liên lạc trong và ngoài nước; giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn vươn lên hoà nhập cộng đồng.- Tuyên truyền, vận động hội viên và nhân dân tham gia hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, các chương trình chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng của Nhà nước trong các lĩnh vực: sơ cấp cứu ban đầu; vận động hiến máu cứu người; trồng và sử dụng cây thuốc Nam; tham gia phong trào vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ môi trường; phòng chống dịch và các tệ nạn xã hội.
- Phối hợp với Hiệp hội Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế và Hội Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ các nước đấu tranh bảo vệ hoà bình thế giới, tăng cường quan hệ hợp tác, phát triển vì hoà bình, hữu nghị giữa các dân tộc và sự tiến bộ của phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế. Hợp tác với Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế tuyên truyền và thúc đẩy việc thực hiện 4 Công ước Geneve ngày 12 tháng 8 năm 1949 ( Công ước về việc cải thiện điều kiện của những người bị thương, bị bệnh thuộc các lực lượng vũ trang trên chiến trường; Công ước cải thiện điều kiện của người bị thương và bị đắm tầu thuộc các lực lượng vũ trang trên biển; Công ước về việc đối xử với tù binh; Công ước về việc bảo hộ thường dân trong chiến tranh); Nghị định thư bổ số I năm 1977 bổ xung các Công ước Geneve ngày 12 tháng 8 năm 1949 về bảo hộ nạn nhân trong các cuộc sung đột vũ trang quốc tế; 7 nguyên tắc cơ bản và các Nghị quyết của phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.
- Xây dựng Hội vững mạnh, phát triển tổ chức và nâng cao chất lượng cán bộ, hội viên, thanh, thiếu niên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ. Đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cán bộ, hội viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ và tình nguyện viên Chữ thập đỏ Việt Nam.
2.3. Nguyên tắc hoạt động:
Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Bình hoạt động theo 7 nguyên tắc của Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế:
Nhân đạo: Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ với lòng mong muốn được giúp đỡ không phân biệt những người bị thương trên chiến trường, sẽ nỗ lực với khả năng quốc gia và quốc tế của mình ngăn ngừa và giảm bớt đau thương nhân loại bất cứ ở nơi nào.
Vô tư: Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế không phân biệt dân tộc, giống nòi, tôn giáo, tầng lớp và quan điểm chính trị. Phong trào nỗ lực để giảm nhẹ nỗi đau của mọi cá nhân và dành ưu tiên cho những người thiệt thòi nhất.
Trung lập: Để giữ niềm tin của nhân dân, Phong trào không đứng về phe nào trong các cuộc xung đột hoặc không tham dự vào các vấn đề mâu thuẫn về chính trị, chủng tộc, tôn giáo hoặc lý tưởng.
Độc lập: Phong trào hoàn toàn độc lập. Các Hội quốc gia, trong khi trợ giúp cho chính phủ của mình về các hoạt động nhân dạo vừa tuân theo luật pháp của Nhà nước mình, vừa phải duy trì quyền tự chủ để có thể hoạt động phù hợp với những nguyên tắc của Phong trào.
Tự nguyện: Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ là tổ chức nhân đạo hoạt động tự nguyện, không dùng bất kỳ hình thức xúi giục, ép buộc nào để đạt được mục đích.
Thống nhất: Ở mỗi nước, chỉ có duy nhất một Hội Chữ thập đỏ hoặc Trăng lưỡi liềm đỏ. Hội nhất thiết phải mở rộng đối với tất cả mọi người. Hội phải tiến hành sức mạnh nhân đạo của mình trên phạm vi toàn lãnh thổ.
Toàn cầu: Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế là tổ chức rộng rãi có phạm vi toàn cầu, trong đó tất cả các Hội quốc gia đều bình đẳng, chia sẻ trách nhiệm và nhiệm vụ trong việc giúp đỡ lẫn nhau.